Những năm gần đây, điện mặt trời đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam từ quy mô hộ gia đình cho đến các nhà máy lớn. Quy trình lắp đặt hệ thống điện mặt trời không quá phức tạp, tuy nhiên quá trình thực hiện cần nhiều kinh nghiệm cũng như nắm rõ kiến thức kỹ thuật. Do đó việc lắp đặt điện mặt trời cần phải theo đúng quy trình để đảm bảo độ chính xác và an toàn. Dưới đây là hướng dẫn cách lắp đặt điện năng lượng mặt trời chuẩn kỹ thuật mà chuyên gia của DienMatTroi.net chia sẻ, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Lắp đặt hệ thống giàn giá đỡ
Cách lắp điện năng lượng mặt trời trên mái tôn
Loại
1: Hệ thống giàn giá inox-304
- Sử dụng inox làm
khung xương, giá đỡ áp mái, dùng vít tôn bắn nối từ inox với khung xương mái
tôn (khoảng cách giữa các xương là 2.5-3m, sử dụng hộp 30x60x1.5mm, hoặc
40x80x1.5mm).
- Hàn xương với giá đỡ.
Đặt lỗ chờ bắt kẹp vào tấm pin.
- Lắp đặt tấm pin theo
thiết kế, dùng Kẹp biên và Giữa bắt vít hoặc bulong xuống thanh giá đỡ.
Loại
2: Hệ thống giàn giá nhôm định hình
- Sử dụng nhôm định
hình làm khung giá đỡ.
- Dùng bát chữ L bắt
vít bắn xuống khung xương mái,
- Dùng bulong, con chạy
bắt kẹp giữa thanh rail định hình với bát chữ L
- Lắp đặt tấm pin theo
thiết kế, dùng kẹp biên và kẹp giữa bắt bulong với con chạy xuống thanh rail.
Loại
3: Hệ thống giàn giá đỡ bằng ống, hộp, kẽm, thép V, chân chữ Z
Sử dụng kẽm hộp và thép
chữ V làm khung xương, giá đỡ, tương tự Inox.
Cách lắp tấm điện lượng mặt trời trên mái ngói
- Khoan trực tiếp lên
mái bê tông (6mm), hàn chân giá trụ đỡ đối với những nhà mái bê tông
- Hàn khung xương, giá
đỡ lên chân trụ theo loại 1 và 3.
- Hàn, bắn vít tương tự
như mái tôn
- Sử dụng bát mái ngói
nhô lên với những nhà có kèo gỗ hoặc kẽm, sắt.
(Xem thêm: Vietnam car rental)
- Đối với loại 2, ta bắt
trực tiếp bát chữ L lên chân cột hoặc gắn vào bát mái ngói và thực hiện tương tự
áp mái tôn.
Lắp
đặt trên mặt bằng với cao độ theo yêu cầu:
- Đối với hệ thống loại
1 hoặc loại 3, ta sử dụng bản mã 100x100x3mm, hàn ống 75×1.8mm làm chân trụ.
- Hàn khung xương, giá
đỡ đặt tấm pin theo yêu cầu thiết kế.
- Đặt tấm pin và bắt kẹp
biên trên khung giá
- Đối với hệ thống loại
2, ta sử dụng thiết bị phụ kiện lắp đặt đi kèm.
2. CÁCH LẮP TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
- Khung giá đỡ tấm pin
thường sử dụng là khung inox, ngoài ra có thể sử dụng khung thép được thiết kế
riêng biệt tại Việt Nam Solar theo yêu cầu
- Để đảm bảo thông
thoáng và tránh ẩm thì khoảng cách giữa pin và mái tôn là 160mm
- Dùng các kẹp cố định
khung pin có độ dày từ 8 -10mm
- Tránh không cho kẹp
tiếp xúc với mặt kín của tấm pin
- Khi lắp đặt chú ý lỗ
thoát nước của tấm pin, tránh làm tắc hoặt cản trở nước thoát ra từ tấm pin.
- Khung giá đỡ thi công
phải đảm bảo tiêu chuẩn chịu được gió
bão, có kiểm định rõ ràng
Cách
lắp ráp pin năng lượng mặt trời liền thể
- Lắp đặt tấm pin liền
thể thay thế mái che, theo mong muốn của chủ đầu tư và bản vẽ thiết kế.
- Sử dụng thép V3 hàn với
mặt trên của giá và bắt bulong, ecu 8 bắt trực tiếp vào khung nhôm của tấm pin.
- Sử dụng silicon hoặc
keo kết dính phủ lên khe hở các tấm pin.
Lắp
ráp pin năng lượng mặt trời
Sử dụng hệ thống kẹp
biên, kẹp giữa và các phụ kiện điển hình kèm theo.
LƯU Ý: khoảng cách giữa
các tấm pin năng lượng mặt trời là không quá 10mm. Các tấm pin có thể mắc song
song hoặc nối tiếp với nhau
3. Kỹ thuật lắp pin năng lượng mặt trời áp mái
Cách
lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới
Đối với hệ thống điện
hòa lưới, ta triển khai đấu nối số lượng tấm pin nối tiếp theo tiêu chuẩn điện
áp Vdc đầu vào của từng loại inverter
*Chú ý: tổng điện áp đầu
vào phải lớn hơn điện áp tối thiểu khởi động inverter và nhỏ hơn điện áp lớn nhất
inverter có thể chịu được, được ghi trong nhãn máy.
- Số dãy đấu nối tấm
Pin bằng số đầu vào của inverter
- Lắp đặt đấu nối các
thiết bị bảo vệ, Aptomat AC, Cầu chảy, Chống sét van, hệ thống nối đất…
- Lắp đặt đấu nối xông
điện đến tủ điện tổng của hệ thống điện.
- Lắp đặt kết nối Wifi
theo hướng dẫn trong bảng hướng dẫn tải ứng dụng trên app-store hoặc CH-play
Các
lưu ý lắp đặt hệ thống hòa lưới:
- Không được đấu nối hoặc
gây chạm chập các dây trái cực tính trong cùng một tấm pin hoặc một dãy tấm pin
nối tiếp.
- Không được lắp đặt tổng
công suất tấm pin lớn hơn nhiều so với công suất inverter
- Điện áp tấm pin nằm
trong ngưỡng cho phép của inverter.
- Đảm bảo an toàn khi đấu
nối và xông điện.
Cách
lắp hệ thống năng lượng mặt trời có bình acquy lưu trữ
- Đấu nối hệ thống tích
điện phải tuân theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.
- Số lượng và Điện áp của
ắc quy và tấm pin mặt trời phải phù hợp với hệ thống inverter.
- Kiểm tra, tránh chạm
chập, quá điện áp giữa các thiết bị trong hệ thống.
- Hệ thống hybrid (hỗn
hợp vừa hòa lưới vừa tích điện)
- Đấu nối hệ thống
hybrid phải tuân thủ theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.
4. Tính toán lượng Oversize khi lắp đặt pin mặt trời
- Nếu tổng công suất của
hệ thống pin mặt trời lớn hơn công suất định mức của biến tần, chúng tôi gọi nó
là quá khổ.
- Vì vậy, chúng ta phải
cài đặt quá khổ? Tất nhiên, không cần thiết, nhưng việc tính toán và lắp đặt
khoa học quá khổ sẽ giúp cải thiện hiệu quả của toàn bộ hệ thống năng lượng mặt
trời.
- Khi tính toán số lượng
quá khổ, chúng ta cần dựa trên thông số kỹ thuật của từng nhà sản xuất biến tần.
- Bởi vì mỗi thương hiệu
biến tần sẽ cho phép chỉ số quá khổ khác nhau và thường được viết là: “DC power
max”, “PV Max” … Các nhà sản xuất biến tần thường cho phép trên 10% đến 30%
theo công suất định mức. quy định.
- Ngoài ra, dựa trên
các điều kiện thực tế của việc cài đặt hệ thống ở các khu vực khác nhau, lượng
quá tải có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, với thời tiết ở Việt Nam, khu
vực phía Nam phù hợp với khoảng 10-20% quá khổ, phía bắc từ 15-30% quá khổ.
Ví dụ: Nếu bạn cài đặt
hệ thống pin năng lượng mặt trời 10Kwp, bạn luôn có thể cài đặt biến tần 10kw
mà không cần tính toán quá khổ.
- Hoặc bạn tối ưu hóa hệ
thống bằng cách quá khổ bằng cách chọn biến tần 8kw hoặc 9kw để giảm chi phí và
vẫn đảm bảo công suất đầu ra tương đương với biến tần 10kw.
- Bởi vì theo khảo sát
thực tế, công suất tối đa của các tấm pin mặt trời chỉ đạt khoảng 85% vào giữa
một ngày nắng đẹp.
- Điều này có nghĩa là
nếu bạn cài đặt bảng điều khiển 1kwp, nó sẽ chỉ tạo ra 850w năng lượng vào buổi
trưa và các thời điểm khác sẽ thấp hơn.
Lưu ý khi lắp đặt hệ thống pin mặt
trời
- Nguồn điện do pin mặt
trời tạo ra là dòng điện một chiều có thể gây nguy hiểm, do đó nên lắp đặt thiết
bị bảo hộ lao động đúng cách và găng tay và giày trong quá trình lắp đặt, cài đặt.
- Không đứng trên các tấm
có thể làm vỡ hoặc trầy xước bề mặt kính.
- Không cài đặt các tấm
ướt hoặc cài đặt trong mưa hoặc gió.
- Giá trị Hệ thống hỗ
trợ phải được bảo đảm vững chắc trong thời tiết bão.
- Pin tạo ra nguồn DC,
vì vậy hãy chú ý để khớp đúng cách trong khi cài đặt.
- Trong trường hợp hỏa
hoạn, không sử dụng nước để ngăn lửa.
- Pin Hệ thống pin phải
được thiết kế để có khoảng trống giữa pin mặt trời và mái/sàn để đảm bảo thông
gió.
- Các vật liệu cần thiết
để lắp đặt hệ thống pin mặt trời
5. VẬN HÀNH HỆ THỐNG
5.1. Khởi động hệ thống
- Đối với hệ thống hòa
lưới, sau khi đã đấu nối hòa trực tiếp điện lưới, ta bật công tắc ON để mở hệ
thống điện mặt trời hòa lưới.
- Sau khi chế độ chờ kết
thúc, ta kiểm tra hiện trạng của inverter và đèn hiển thị trên màn hình hiển thị
đèn led hiển thị màu xanh lá cây, màn hình hiện công suất đầu ra thì hệ thống
hoạt động bình thường.
- Đèn led hiển thị đỏ,
màn hình báo lỗi thì hệ thống hoạt động gặp sự cố. Cần kiểm tra thông số hệ thống
và lỗi được ghi trên màn hình hiển thị (Fault). Nếu chưa khắc phục được, cần
báo cho nhà sản xuất để giải quyết.
5.2. Vận hành hệ thống
- Thông thường khi hệ
thống đã hoạt động bình thường thì sẽ chuyển đổi tự động theo thời gian. Ta có
thể kiểm tra bằng cách nhìn vào màn hình hiển thị của inverter hoặc app điện
thoại được kết nối qua wifi.
- Vận hành khi sự cố:
Khi hệ thống điện gặp sự cố, ta kiểm tra dòng lỗi trên màn hình hiển thị, rồi
báo cho kỹ thuật viên để có hướng giải quyết.
Một số sự cố thường gặp
khi sử dụng hòa lưới:
- Quá áp, hoặc kém áp (
điện áp điện lưới vượt quá ngưỡng cho phép của inverter)
- No AC connected.
Không có nguồn AC vào, Cần kiểm tra kết nối hệ thống điện lưới
- Unrecover phase
sequence fault. Điện áp giữa các pha không cân bằng. kiểm tra lại tải điện và
lưới điện giữa các pha.
- Các vấn đề khác…
6. BẢO DƯỠNG, KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
1. Kiểm tra hiệu suất, vệ sinh tấm pin
ùy vào môi trường từ khu vực, ta có thể kiểm
tra hệ thống theo chu kì nhiều hay ít trong năm.
- 6 lần/ 1 năm: đối với
những nơi môi trường hay bám bụi (gần khu công nghiệp, xưởng, khu vực có khi hậu
không tốt.
- 4 lần/ 1 năm: đối với
những nơi có môi trường trung bình, ít bám bụi.
- 2 lần/ 1 năm: đối với
những môi trường trong lành, không ám bụi bẩn.
2. Kiểm tra hệ thống dây dẫn, thiết bị vận hành
Sau một thời gian vận
hành, có thể dây dẫn và hệ thống chịu ảnh hưởng của môi trường hoặc tác động của
con người hay các vấn đề khác, dẫn đến tiếp xúc chưa tốt, cần kiểm tra và khắc
phục.
Để bảo trì – sửa chữa hệ
thống được tốt chúng ta nên:
- Cần có một bộ ngắt mạch
cách ly trước khi sửa chữa hoặc bảo trì.
- Cẩn thận để loại bỏ
các vật cản cản ánh sáng mặt trời chiếu vào.
- Thường xuyên làm sạch
bề mặt của các tấm để giữ hiệu suất của pin ở mức cao nhất.
- Thay thế các tấm bằng
đúng loại của chúng, mang giày bảo hộ và găng tay khi sửa chữa.
- Định kỳ ít nhất 1 năm
để siết chặt các bu lông vít, khung hệ thống pin, kiểm tra các tiếp điểm kết nối
hệ thống.
Nguồn:
DienMatTroi.net